Ngành săm lốp ở Việt Nam có quy mô thị trường tương đối nhỏ, theo ước tính của BVSC chỉ vào khoảng 16.800 tỷ đồng (800 triệu USD). So với quy mô thị trường săm lốp thế giới hiện tại vào khoảng 235 tỷ USD (Tire Business, BridgeStone) thì Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,34% thị trường săm lốp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do
o Ở Việt Nam xe máy được sử dụng làm phương tiện đi lại chính với số lượng xe máy lưu hành tính đến cuối 2011 là khoảng 34,3 triệu chiếc. Nhu cầu tiêu thụ lốp xe máy khoảng 32,4 triệu lốp/năm. Tuy nhiều về số lượng nhưng giá trị lốp xe máy thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 giá trị lốp ô tô.
o Vì điều kiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam không phát triển nên Chính phủ hạn chế xe ô tô cá nhân bằng cách áp dụng chính sách thuế và phí ở mức rất cao. Do đó, số lượng xe ô tô đang lưu hành chỉ khoảng 1,4 triệu chiếc nên nhu cầu tiêu thu lốp ô tô ở Việt Nam là rất thấp chỉ khoảng 4,3 triệu lốp/năm so với hơn 1,3 tỷ lốp/năm của cả thế giới. Tuy giá trị lốp ô tô gấp nhiều lần so với lốp xe đạp và xe máy nhưng nhu cầu tiêu thụ quá thấp nên quy mô thị trường săm lốp ở Việt nam nhìn chung là rất nhỏ.
3 doanh nghiệp trực thuộc Vinachem chiếm khoảng 40,7% thị phần, dẫn đầu trong nhiều phân khúc riêng. Nếu tính theo tỷ trọng doanh thu tiêu thụ trên quy mô ngành thì CSM chiếm khoảng 17,4%, DRC chiếm 16,1%, SRC chiếm 7,2%.